Bạn đã biết cách vệ sinh máy ép chậm đúng chuẩn giúp máy hoạt động hiệu quả chưa?

Sau khi ép nước từ rau củ quả, máy ép chậm sẽ kẹt lại rất nhiều bã và xơ bên trong. Nếu không vệ sinh máy ép chậm cẩn thận mà chỉ rửa qua với nước sẽ sản sinh vi khuẩn, nấm mốc gây hại cho sức khỏe và làm giảm tuổi thọ của máy. Hãy cùng Unie tìm hiểu cách vệ sinh máy ép chậm đúng chuẩn giúp máy hoạt động bền bỉ với thời gian và chất lượng nước ép luôn tươi ngon, tròn vị nhé.

Vệ sinh máy ép chậm cần chuẩn bị những dụng cụ gì?

Để việc vệ sinh máy ép chậm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  • Chổi vệ sinh chuyên dụng, chổi này thường được tặng kèm khi mua máy ép chậm. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng bàn chải đánh răng có sợi lông mềm
  • Nước rửa chén bát, chú ý ưu tiên các loại nước tẩy rửa có tính tẩy nhẹ
  • Khăn khô sạch để lau lại các bộ phận và thân máy sau khi sử dụng.

dung-cu-ve-sinh-may-ep-cham

Các bước vệ sinh máy ép chậm đúng chuẩn

Sau khi đã chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, Unie sẽ hướng dẫn bạn các bước vệ sinh thật đơn giản mà nhanh gọn sau đây.

Bước 1: Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh máy ép chậm

Sau khi ép nước xong bạn hãy tắt máy và ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh. Bởi để đảm bảo an toàn trước khi vệ sinh bất kì máy móc nào việc ngắt nguồn điện là quan trọng nhất. Điều này sẽ tránh những tai nạn không đáng có.

ngat-nguon-dien

Bước 2: Tháo rời các bộ phận

Tháo rời từng bộ phận của máy ép chậm theo thứ tự: thanh ấn (nếu có sử dụng), nắp an toàn, ống tiếp nguyên liệu, khay chứa nguyên liệu, trục ép, lưới lọc, vòng cố định lưới lọc (nếu có). Chú ý, phần trục ép, lưới lọc và khay chứa có thể khó tháo rời do kẹt bã bên trong. Hãy thao tác chậm rãi và cẩn thận với các bộ phận này.

thao-roi-cac-bo-phan

Bước 3: Ngâm và cọ rửa các bộ phận máy ép chậm

Chuẩn bị trước một chậu nước ấm pha nước rửa chén, ngâm tất cả các bộ phận đã tháo rời vào chậu nước ấm trong vài phút. Việc ngâm như vậy sẽ giúp bã và chất xơ kẹt trong các chi tiết máy mềm ra, dễ dàng rửa trôi.

ngam-va-co-rua

Dùng bàn chải chuyên dụng và cọ rửa nhẹ nhàng, làm sạch sâu bên trong từng bộ phận nhỏ, đặc biệt chú ý trục xoắn, đường ra nước ép và ra bã của khay chứa nguyên liệu. Sau khi cọ sạch rửa sạch lại dưới vòi nước, phơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.

Bước 4: Vệ sinh thân máy

Dùng khăn khô mềm, sạch, ẩm lau thân máy và lau lại các bộ phận, chi tiết máy. Chú ý thân máy là bộ phận quan trọng nhất của máy ép chậm nên không được để nước rơi vào trong tránh tình trạng chập điện, hỏng hóc.

ve-sinh-than-may

Bước 5: Lắp lại các bộ phận vào thân máy

Khi lắp ráp lại các bộ phận của máy cần chú ý lắp đúng thứ tự: khay chứa, vòng cố định lưới lọc, lưới lọc, trục ép, ống tiếp nguyên liệu và thanh nhấn. Nên đặt máy ép chậm ở nơi khô ráo và thoáng mát để đảm bảo máy luôn được bền bỉ.

Những điều cần chú ý khi vệ sinh máy ép chậm

Khi vệ sinh máy ép chậm bạn cần chú ý những điều sau để máy hoạt động trơn tru và bền bỉ với thời gian.

  • Vệ sinh máy ép chậm ngay sau khi ép xong: bạn nên tháo rời và cọ rửa ngay sau khi sử dụng bởi nếu để lâu bã và chất xơ sẽ khô lại kẹt vào các chi tiết nhỏ trên máy rất khó làm sạch. Bên cạnh đó việc bạn quên vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng sẽ sản sinh ra vi khuẩn, nấm mốc có hại cho sức khỏe. Đừng để một chiếc máy ép chậm bên trong đầy bã và chất xơ qua nhiều ngày không rửa nếu không muốn máy hỏng, tổn hại sức khỏe và môi trường sống.
  • Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh: đơn giản nhất bạn có thể rửa bằng nước rửa bát, chất tẩy rửa mạnh có thể mài mòn các bộ phận và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Làm sạch kỹ những rãnh nhỏ: dùng chổi cọ tỉ mỉ để loại bỏ bã ép, xơ trái cây và rau củ dính vào các rãnh, chi tiết nhỏ.
  • Không để nước dính vào trong thân máy: bởi đây là phần chứa động cơ, nếu nước rớt vào có thể gây chập cháy, rò rỉ điện mất an toàn.
  • Cẩn thận các phần sắc cạnh: hãy thật chú ý khi vệ sinh các phần sắc nhọn như cối lọc, ống tiếp thực phẩm, lưới lọc hoặc lưỡi dao cắt nhỏ thực phẩm (nếu có) nếu không muốn bị thương.
  • Nếu ép nước nhiều lần trong ngày: hãy vệ sinh bằng nước tẩy rửa ở lần sử dụng cuối cùng, những lần trước đó bạn có thể rửa với nước và phơi, lau bằng khăn sạch các bộ phận.

Một số mẹo đánh bật những vết bẩn cứng đầu khi vệ sinh máy ép chậm

Đôi khi ép nước xong có thể vì bận công việc nào đó mà ta không thể vệ sinh máy ép chậm ngay, điều đó sẽ khiến xơ và bã kẹt lại khó cọ rửa hơn. Hoặc một số loại nước ép có màu đậm như củ dền… bám vào thân máy rất khó làm sạch. Unie sẽ chỉ bạn một số mẹo làm sạch nhanh giữ cho chiếc máy ép chậm luôn sạch bóng, sáng loáng.

tay-rua-vet-ban-cung-dau

  • Sử dụng chanh tươi: dùng chanh để tẩy rửa hẳn không còn là cách xa lạ với hội chị em. Dung dịch acid citric trong chanh có tác dụng làm sạch rất tốt. Chỉ cần chà sát nhẹ trên bề mặt thân máy rồi lau lại với khăn ẩm là chúng ta đã có một chiếc máy thơm tho, sạch sẽ sẵn sàng cho những lần sử dụng tiếp theo.
  • Sử dụng giấm trắng: ngoài vai trò là một gia vị trong nấu nướng giấm còn được biết đến với công dụng tẩy trắng và khử mùi tức thì. Khi bạn ép một số rau củ quả nồng mùi như cần tây, diếp cá việc rửa với nước và dung dịch vệ sinh thông thường không thể khử sạch được mùi và làm ảnh hưởng đến mùi vị của nước ép ở lần ép tiếp theo bạn có thể dùng giấm trắng để khử mùi.
  • Baking soda: Rắc một lớp bột baking soda xung quanh những vị trí cần làm sạch, chờ từ 15-20’ rồi dùng bàn chải lông mềm chà sạch vết bẩn sau đó rửa lại với xà phòng và nước. Với phần thân máy thì chỉ lau với khăn ẩm. Vết bẩn cứng đầu chắc chắn sẽ sạch bóng mà vẫn đảm bảo an toàn.

Chỉ cần dành ra vài phút để tháo rời và vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng, đảm bảo tuân thủ các bước như đã đề cập ở trên bạn sẽ có một chiếc máy ép chậm dùng 10 năm chưa hỏng và những ly nước ép ngon lành, tươi mát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *