9 điều quan trọng cần lưu ý khi cho bé ăn dặm

Ăn dặm là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ.  Nắm rõ 9 lưu ý dưới đây, ba mẹ sẽ chăm sóc con tốt nhất  để bé phát triển toàn diện.

Thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm

Thời điểm nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm là câu hỏi được hầu hết ba mẹ quan tâm. Có 2 thời điểm mà ba mẹ có thể cho con ăn dặm là khi trẻ từ 4-6 tháng hoặc từ 6 tháng tuổi.

Theo đề xuất của WHO (tổ chức Y tế thế giới) , khuyến nghị nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi để tối ưu hóa lợi ích từ việc bú sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời.

Một số quốc gia đã thực hiện chính sách này, ủng hộ việc trẻ bú mẹ hoàn toàn càng lâu càng tốt và linh hoạt trong việc quyết định thời điểm bắt đầu ăn dặm.

Bé ăn dặm

9 điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm 

1. Ăn dặm không thay thế sữa mẹ hoàn toàn:

Sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong 2 năm đầu đời của trẻ, chiếm hơn 1⁄2 nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi và 1⁄3 nhu cầu khi trẻ 12 – 24 tháng tuổi. Vì vậy, chế độ ăn dặm của trẻ cần được cân bằng với sữa mẹ.

sữa mẹ tốt nhất cho bé

2. Cho trẻ bắt đầu ăn dặm bằng ngũ cốc:

Gạo là một trong các loại ngũ cốc mà cha mẹ nên thử trong lần đầu ăn dặm của trẻ để vừa tăng cường bổ sung sắt vừa giảm nguy cơ dị ứng so với những loại ngũ cốc khác.

Thực đơn ăn dặm cho bé

3. Cho trẻ thời gian làm quen với ăn dặm:

Trong những lần ăn đầu tiên, trẻ chỉ có thể ăn từ 1 – 2 muỗng vì chưa quen. Hãy cho trẻ thời gian để trải nghiệm và làm quen với việc ăn dặm. Khi trẻ đã quen, có thể trẻ sẽ thích thú với thức ăn hơn và lúc đó cha mẹ có thể tăng số bữa cũng như lượng thức ăn cho trẻ.

Cho trẻ làm quen

4. Xay nhuyễn thực phẩm:

Việc xay nhuyễn thực phẩm là điều vô cùng quan trọng khi chăm sóc trẻ ở giai đoạn ăn dặm. Thời điểm này, trẻ con chưa có khả năng nhai mà thường nuốt trực tiếp, việc xay thật nhuyễn mịn sẽ giúp dễ tiêu hóa và an toàn cho trẻ. Mẹ có thể sử dụng máy xay Unie UE226, máy xay thế hệ mới với công suất lớn, giúp xay nhuyễn mịn thực phẩm!

5. Nấu chậm đảm bảo chất dinh dưỡng:

Khi bạn nấu chậm, thực phẩm thường được chế biến ở nhiệt độ thấp trong một khoảng thời gian dài. Điều này giúp bảo toàn các chất dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm, như vitamin và khoáng chất, mà trẻ cần để phát triển khỏe mạnh. Nấu chậm cũng có thể làm cho thức ăn trở nên mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ. Để giúp thực phẩm giữ trọn vẹn dinh dưỡng , ba mẹ nên sử dụng nồi nấu chậm chuyên dụng để tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và đảm bảo  chất lượng cho món ngon của con.

6. Bổ sung các món hấp vào thực đơn:

Thực phẩm hấp thường được chế biến mà không cần thêm nhiều dầu mỡ hoặc gia vị, giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất. Hơn nữa, hấp còn giữ lại hương vị tự nhiên của thực phẩm, có thể giúp trẻ phát triển khẩu vị, dễ dàng hấp thu và ăn ngon miệng hơn khi ăn dặm. Với nồi hấp 3 tầng của Unie,  giúp bổ sung tốt các món hấp dinh dưỡng, lạ mắt cho bé.

7. Cho ăn bột ngọt trước bột mặn sau:

Cho trẻ ăn bột ăn dặm cũng là một lựa chọn. Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm bằng bột ngọt, sau đó khoảng 2 – 4 tuần nếu thấy trẻ thích nghi và tiêu hóa tốt, mẹ có thể chuyển sang bột mặn. Với loại bột ngọt, mẹ có thể pha cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức và không cần cho thêm bất kỳ loại thực phẩm nào. Với loại bột mặn, mẹ có thể cho thêm thịt, cá, rau, … để cung cấp đầy đủ chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cho trẻ.

8. Tránh ép trẻ ăn:

Khi trẻ nhè thức ăn ra, hoặc bặm môi, ngậm miệng, quay đầu sang nơi khác hoặc thậm chí là khóc ré khi thấy thức ăn, đó là dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ngừng ăn. Khi đó, mẹ không nên ép trẻ ăn để đạt đủ lượng mà nên dừng lại và đợi cho đến khi trẻ đói và quay lại bữa ăn. Tương tự với thức ăn mới, nếu trong lần đầu ăn dặm trẻ tỏ ra không thích có nghĩa là trẻ chưa thích nghi với loại thực phẩm đó. Mẹ hãy kiên nhẫn thử lại lần sau và cho trẻ thời gian để học cách chấp nhận thực phẩm mới.

9. Số bữa ăn:

Trong lần đầu ăn dặm, trẻ có thể chỉ ăn thức ăn lỏng với số bữa là 1 lần/ngày. Mẹ chú ý theo dõi nếu thấy trẻ thích nghi và tiêu hóa tốt, có thể tăng dần lượng ăn trong mỗi bữa và tăng lên 2 bữa ăn/ngày trong 2 tháng tiếp theo cho đến khi trẻ có thể ăn được 3 bữa/ngày lúc 10 – 11 tháng tuổi.
Chỉ cần nắm chắc 9 lưu ý quan trọng này, ba mẹ sẽ chăm sóc bé rất tốt trong giai đoạn ăn dặm. Ba mẹ có thể xem thêm thực đơn ăn dặm ngon miệng, tốt cho bé, để chế biến đa dạng món ngon cho con!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *